Thuê người đòi tiền ảo, người phụ nữ 63 tuổi bị 13 năm tù
Mới đây, trong cuộc gặp mặt giới truyền thông, bác sĩ của Bệnh viện Vinmec đã trả lời câu hỏi: "Xuân Son có được hỗ trợ tài chính hoặc tài trợ một phần chi phí điều trị từ tổ chức thể thao hay các đối tác của Vinmec không?". Bác sĩ Trần Trung Dũng – người mổ cho Xuân Son cho biết: "Hiện tại, chúng tôi - bao gồm Vinmec, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và CLB Nam Định - đang dồn toàn bộ nguồn lực để tập trung vào việc điều trị và đảm bảo quá trình hồi phục của cầu thủ đạt chất lượng tốt nhất trong thời gian sớm nhất. Các vấn đề khác sẽ được chúng tôi cùng trao đổi và giải quyết sau khi ưu tiên quan trọng nhất này được hoàn thành".Còn ông Trần Quốc Tuấn – Chủ tịch VFF cũng khẳng định VFF sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ Nguyễn Xuân Son trong quá trình hồi phục. Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn đã gửi lời cảm ơn tới bác sĩ Trần Trung Dũng, Giám đốc Chuyên ngành Chấn thương chỉnh hình và Cơ xương khớp, Hệ thống Y tế Vinmec và ê kíp bác sĩ phẫu thuật đã tận tâm điều trị cho Nguyễn Xuân Son, đồng thời tin tưởng với sự chăm sóc y tế tốt nhất, Xuân Son sẽ sớm hồi phục và trở lại sân cỏ.Các bác sĩ của Vinmec cũng nhấn mạnh: "Mặc dù phẫu thuật thường được coi là yếu tố quyết định, nhưng với các VĐV, điều này chưa hoàn toàn chính xác. Phẫu thuật và chẩn đoán chính xác chỉ chiếm khoảng 10%, trong khi 90% khả năng trở lại thi đấu chuyên nghiệp phụ thuộc vào quá trình phục hồi hậu phẫu. Chính những phương pháp phục hồi chuyên sâu, từ vật lý trị liệu đến việc tối ưu hóa chế độ dinh dưỡng và luyện tập, mới là yếu tố then chốt giúp VĐV phục hồi nhanh chóng và hiệu quả, quay lại đỉnh cao sự nghiệp".Bác sĩ cũng nhấn mạnh, việc đưa Xuân Son về Việt Nam cũng giúp anh tạo thêm sự gắn kết với cộng đồng bóng đá trong nước. Cộng đồng yêu mến và theo dõi cầu thủ này sẽ cảm thấy an tâm và tin tưởng hơn khi anh được điều trị tại quê nhà, đồng thời cũng tăng cường tinh thần đoàn kết trong đội bóng và toàn thể người hâm mộ. Ca phẫu thuật của Xuân Son được thực hiện tại Việt Nam là một quyết định hợp lý và kịp thời. Không chỉ về mặt chuyên môn mà còn ở các yếu tố tinh thần, chi phí và sự an tâm về lâu dài, đây là lựa chọn tối ưu giúp Xuân Sơn nhanh chóng hồi phục và trở lại sân cỏ trong trạng thái tốt nhất.Đắk Nông chỉ đạo xử lý tình trạng sốt đất tại hồ Tà Đùng
Liên quan vụ "TP.HCM: Người đi ô tô vụt gậy vào đầu tài xế xe ôm gây bức xúc", ngày 13.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.Bình Thạnh (TP.HCM) đã ra quyết định tạm giữ đối với Trần Tiến Thịnh (33 tuổi, ở TP.Thủ Đức) và Thái Hoàng Phương (57 tuổi, ở Q.Bình Thạnh, cha vợ của Thịnh) để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng và cố ý gây thương tích.Theo điều tra, lúc 22 giờ 30 ngày 11.1, do ùn tắc giao thông nên trong quá trình lưu thông từ hướng cầu Kinh về đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (P.26), anh H.T.M (24 tuổi, ở Q.Bình Thạnh, tài xế công nghệ) đã điều khiển xe máy lấn sang phần đường ngược chiều.Lúc này, xe ô tô do Thịnh điều khiển chạy tới (ở chiều ngược lại, chở Phương) và xảy ra xung đột hướng di chuyển với xe máy của anh M. nên xảy ra mâu thuẫn.Phương và Thịnh xuống xe, vụt gậy 3 khúc vào đầu, đuổi đánh anh M. Rất may nạn nhân có đội mũ bảo hiểm nên không gây thương tích, nhưng chiếc mũ bị bể. Chỉ khi được người dân can ngăn, Thịnh và Phương lên xe bỏ đi. Vụ việc làm giao thông qua khu vực bị ùn tắc.Sau khi sự việc xảy ra, anh M. đã đến Công an P.25 trình báo vụ việc. Lãnh đạo Công an Q.Bình Thạnh chỉ đạo Đội Cảnh sát hình sự phối hợp Công an P.25 khẩn trương truy xét, đưa Phương và Thịnh về trụ sở.Tại cơ quan công an, Phương và Thịnh đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội như trên, bày tỏ thái đội ăn năn, hối hận về hành vi của bản thân.Với tài liệu thu thập được, Công an Q.Bình Thạnh đã ra quyết định bắt khẩn cấp, quyết định tạm giữ Phương và Thịnh về hành vi gây rối trật tự công cộng và cố ý gây thương tích.Hiện công an đang tiếp tục củng cố chứng cứ vụ vụt gậy vào đầu tài xế công nghệ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Nhờ hiệu ứng Messi, ngôi sao từ châu Âu nườm nượp đến giải MLS
Để làm điều này, ông Putin chỉ đạo chính phủ tập trung vào việc sản xuất máy chơi game, hệ điều hành và dịch vụ chơi game đám mây trong nước. Động thái này nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, đặc biệt trong bối cảnh các lệnh trừng phạt quốc tế.Hiện tại, hai dự án chính đang được triển khai. Dự án đầu tiên phát triển máy chơi game cố định sử dụng bộ xử lý Elbrus, trong khi dự án thứ hai tập trung vào nền tảng chơi game đám mây do công ty viễn thông MTS dẫn đầu.Máy chơi game cố định mà chính phủ Nga đang phát triển gặp nhiều thách thức về phần cứng. Chip Elbrus, do Trung tâm công nghệ SPARC (MCST) của Moscow sản xuất, được thiết kế chủ yếu cho các mục đích quốc phòng và an ninh. Tuy nhiên, chip này không thể cạnh tranh với các sản phẩm hiện đại từ các thương hiệu hàng đầu như Intel, AMD và ARM, khiến nó không đủ sức mạnh để so sánh với các máy chơi game như PS5 của Sony hay Xbox của Microsoft.Hơn nữa, hệ điều hành cho máy chơi game của Nga vẫn đang trong quá trình phát triển, với các lựa chọn như Aurora và Alt Linux chưa được hoàn thiện. Chính phủ Nga thừa nhận những hạn chế này và cho rằng máy chơi game hiện tại của họ không thể sánh với các đối thủ quốc tế. Phó chủ tịch Ủy ban Chính sách Thông tin của Duma Quốc gia, Anton Gorelkin, cho biết cần có những ý tưởng mới để cải thiện khả năng của máy chơi game, hiện chỉ phù hợp với các trò chơi cũ và đơn giản.Dự án chơi game đám mây của MTS, mang tên Fog Play, cho phép người dùng chơi các game hàng đầu trên thiết bị ít tiên tiến hơn thông qua các máy chủ trung tâm dữ liệu mạnh mẽ. Tuy nhiên, phiên bản tiếng Nga vẫn còn kém xa so với các dịch vụ toàn cầu.Cả hai dự án đều cho thấy những khó khăn mà Nga đang gặp phải trong việc đạt được sự tự chủ về công nghệ trong ngành công nghiệp trò chơi. Mặc dù chính phủ Nga thể hiện quyết tâm nhưng khoảng cách về chip và phần mềm vẫn còn lớn. Hiện tại, các máy chơi game nội địa có thể tìm thấy một số ứng dụng phù hợp nhưng vẫn còn lâu mới có thể cạnh tranh thực sự với những gã khổng lồ như Sony và Microsoft.
Thị thực H-1B là một loại visa không định cư của Mỹ, cho phép các công ty Mỹ thuê lao động nước ngoài có kỹ năng chuyên môn cao đến làm việc tại Mỹ trong một khoảng thời gian nhất định, đặc biệt trong các lĩnh vực như công nghệ và khoa học. Các tỉ phú công nghệ trở thành đồng minh của ông Trump gần đây như Elon Musk hay Vivek Ramaswamy đã tranh cãi với những đồng minh lâu năm của ông về chương trình thị thực H-1B.Cuộc tranh cãi đã khiến vị tổng thống đắc cử phải lên tiếng để can ngăn. Trả lời phỏng vấn báo New York Post ngày 28.12, bình luận đầu tiên từ khi tranh cãi nổ ra trong tuần qua, ông Trump nói: "Tôi luôn thích thị thực (H-1B), tôi luôn ủng hộ visa này, đó là lý do vì sao chúng tôi có họ tại các cơ sở của tôi". Ông Trump nói đã tuyển dụng rất nhiều nhân viên theo chương trình H-1B để làm việc tại các cơ sở của ông."Tôi là người tin tưởng H-1B. Tôi đã sử dụng nó rất nhiều lần. Đó là chương trình tuyệt vời", ông Trump nói.Hai vị tỉ phú, đã được ông Trump chọn làm đồng lãnh đạo ban cố vấn không chính thức về tiết kiệm ngân sách và hiệu quả chính phủ, ủng hộ mạnh mẽ chương trình thị thực H-1B vì cho rằng Mỹ đào tạo ra quá ít sinh viên tốt nghiệp có tay nghề cao, theo AFP.Ông Musk, người từng từ Nam Phi đến Mỹ theo diện H-1B, viết trên mạng xã hội X của ông rằng việc thu hút nhân tài kỹ thuật từ nước ngoài là yếu tố then chốt để nước Mỹ tiếp tục chiến thắng.Trong khi đó, ông Ramaswamy, có cha mẹ là người nhập cư từ Ấn Độ, chỉ trích "văn hóa Mỹ" mà ông cho là tôn sùng sự tầm thường và cảnh báo Mỹ có nguy cơ bị Trung Quốc vượt mặt.Ông Ramaswamy chỉ ra rằng khi xã hội ưu tiên những nhân vật nổi bật trong các lĩnh vực không liên quan đến khoa học, công nghệ, hoặc kỹ thuật (ông dẫn chứng bằng những nhân vật truyền hình được xây dựng xung quanh những đặc điểm như sự nổi tiếng, tính cách hấp dẫn, hay thể chất), thì điều đó có thể gây hại cho việc phát triển những kỹ năng và tài năng quan trọng trong lĩnh vực kỹ thuật, khoa học.Nhận định của hai vị tỉ phú khiến nhiều nhân vật bảo thủ chống nhập cư nổi bật ủng hộ ông Trump từ lâu phản ứng giận dữ. "Tôi đang chờ đợi sự ly hôn không thể tránh khỏi giữa Tổng thống Trump và Big Tech (các doanh nghiệp công nghệ khổng lồ)", theo bà Laura Loomer, một nhân vật cực hữu ủng hộ chính sách Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại (MAGA) và thường xuất hiện cùng ông Trump trong chiến dịch tranh cử vừa qua. "Chúng ta phải bảo vệ Tổng thống khỏi những tên kỹ trị", bà Loomer nói. Theo AFP, bà Loomer và những người khác cho rằng ông Trump nên ưu tiên lao động Mỹ và hạn chế hơn nữa việc nhập cư.Đáp lại, ông Musk cảnh báo về "một cuộc nội chiến MAGA" và tuyên bố sẵn sàng chiến tranh với một người chỉ trích ông vì vấn đề này. "Lý do tôi đang ở Mỹ cùng rất nhiều người quan trọng đã xây dựng SpaceX, Tesla và hàng trăm công ty khác đã giúp Mỹ mạnh mẽ là nhờ H-1B", ông Musk nói.Ông Steve Bannon, cựu Chiến lược gia trưởng Nhà Trắng nhiệm kỳ đầu của ông Trump, cho rằng chương trình H-1B chỉ đưa đến những người nhập cư chủ yếu là "nô lệ hợp đồng", làm việc với mức lương thấp hơn so với công dân Mỹ. Ông Bannon cũng công kích ông Musk khi gọi Tổng giám đốc hãng xe điện Tesla là "con nít".Bình luận của Tổng thống đắc cử Trump cho thấy ông đang đứng về phía hai vị tỉ phú. Theo AFP, một số nhân vật ủng hộ lâu năm của ông tỏ ra lo sợ khả năng ông Trump sẽ chịu ảnh hưởng từ các nhà tài trợ lớn như ông Musk và xa rời những cam kết tranh cử.
Muốn mờ thâm nám thì bạn nên ‘kết thân’ với 5 thành phần này
Theo thống kê ung thư năm 2020, tỷ lệ mắc mới ung thư gan là 26.418 ca/năm, chiếm 14,5% tổng số ung thư; 77% số ca ung thư gan là nam giới. Ung thư gan cũng là ung thư có số ca tử vong dẫn đầu với 25.272 ca, chiếm 21% tổng số tử vong do ung thư, gấp 3,8 lần tổng số ca tử vong do tai nạn giao thông năm 2020 (6.700 ca).